Cách chữa đau xương khớp không dùng thuốc ít người biết

Đau nhức xương khớp là một bệnh rất thông thường ở những người có độ tuổi trung niên và người già, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận động và làm việc của bạn. Hôm nay Gnome xin giới thiệu đến bạn một số phương pháp để có thể cải thiện tình hình xương khớp cũng như sức khoẻ của bạn. Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về các phương pháp chữa đau vai xương khớp không dùng thuốc hiệu quả

Đau nhức xương khớp là tình trạng thường gặp.Những cơn đau có thể bắt đầu sau một chấn thương, việc sử dụng khớp quá mức, do làm việc nặng hoặc có thể do bệnh lý xương khớp (viêm khớp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương…). Đặc biệt đau nhức xương khớp còn xuất hiện ở người cao tuổi do chức năng xương khớp giảm sút và ảnh hưởng bởi thời tiết. Phụ thuộc vào nguyên nhân mà đau nhức xương khớp có thể kèm theo các triệu chứng cứng khớp, tê bì, khó vận động, viêm đa khớp, sưng khớp… Với những trường hợp nhẹ có thể áp dụng nhiều cách trị đau nhức xương khớp tại nhà. Nhưng đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân nên dùng thêm thuốc hoặc áp dụng các biện pháp chữa trị chuyên sâu nâng cao hơn để cải thiện tình hình.

Hướng dẫn 10 cách chữa đau xương khớp không dùng thuốc:

1. Liệu pháp lạnh

Liệu pháp lạnh rất hợp lý để chữa đau xương khớp không dùng thuốc. Liệu pháp này có thể làm giảm viêm, giảm đau nhức do viêm khớp, loại bỏ dần chấn thương. Đồng thời giảm lượng máu về các khu vực tổn thương phòng ngừa và giảm sưng mô hiệu quả.Hơn thế nữa việc áp dụng liệu pháp lạnh còn giúp làm tê  tại chỗ và giảm đau cho người bệnh tại khu vực tổn thương.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng đá lạnh chườm lên vết thương
  • Chườm trong vòng 15 phút
  • Thực hiện 3 lần/ ngày đều đặn.

Lưu ý:

  • Không áp trực tiếp đá lạnh lên vùng da bị tổn thương vì điều này có thể gây bỏng lạnh cho da.

2. Chườm ấm/ tắm nước ấm

Chườm ấm 4 lần/ ngày, mỗi lần từ 15 đến 20 phút có thể giúp bệnh nhân giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Cách làm này phù hợp với người bị đau nhức do bệnh lý, do thời tiết hoặc đau do hệ xương khớp mất cân bằng ở người lớn tuổi.

Chườm ấm làm kích thích lưu thông máu về khu vực tổn thương xương khớp. Do đó tăng khả năng chữa lành hư tổn, giảm cảm giác tê bì và giảm cảm giác đau. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng đuổi hàn thấp, làm ấm chi, thư giãn mạch máu, mô mềm xung quanh và xương khớp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng chai thủy tinh chứa nước ấm, sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm ấm áp lăn lên khu vực bị đau nhức khớp
  • Thư giãn trong 20 phút với nước ấm
  • Thực hiện 4 lần/ ngày và liên tục.

Tương tự như chườm ấm, tắm bằng nước ấm cũng có tác dụng làm kích thích lưu thông máu, giảm sự đau nhức, tê bì chân tay, cứng khớp, tăng khả năng vận động liên tục và tính linh hoạt cho bệnh nhân. Thêm vào đó tắm với nước ấm còn giúp người bệnh được thư giãn tâm trạng, thư giãn cơ và hệ xương khớp và giúp dễ ngủ.

Chính vì thế khi bị đau nhức xương khớp, chúng ta nên tắm với nước ấm mỗi ngày 1 lần liên tục để cải thiện tình trạng sức khoẻ.

3. Ngâm chân tay với nước sắc thảo dược

Khi ngâm chân tay với nước sắc thảo dược cũng là phương pháp chữa đau nhức xương khớp không dùng thuốc được áp dụng phổ biến. Tác dụng của cách này là trừ hàn thấp, tác động tích cực lên cơ bắp và các khớp, đả thông kinh mạch. Đồng thời làm giảm áp lực lên hệ mạch máu và hệ thống dây thần kinh. Từ đó giảm cảm giác tê bì, tăng lưu thông máu và giảm đau nhức hiệu quả.

Ngoài ra ngâm chân thường xuyên với nước sắc thảo dược sẽ giúp người bệnh cải thiện và phòng ngừa trạng cứng khớp, thư giãn, tăng khả năng vận động và sự dẻo dai cho người bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng lá bạc hà, gừng và lá lốt
  • Rửa sạch thảo dược, cắt nhỏ hoặc đập dập nhuyễn
  • Đun sôi thảo dược trong 10 phút
  • Chời nguội bớt và tiến hành ngâm các chi trong vòng 15 phút
  • Kết hợp xoa bóp để tăng hiệu quả chữa trị bệnh
  • Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Để thực hiện việc này Gnome có thể cung cấp đến bạn một sản phẩm vừa có thể ngâm chân hiệu quả vừa có tác dụng xoa bóp, mát xa cho bàn chân của bạn đó là sản phẩm: Bồn ngâm chân Medisana FS 885

Lợi ích mà sản phẩm Bồn ngâm chân Medisana FS 885 mang lại cho người dùng là gì ?

Trút bỏ và xua tan sự mệt mỏi căng thẳng sau một ngày dài làm việc

Mang lại cho người dùng cảm giác thư thái dễ chịu, nâng cao sức khoẻ đôi bàn chân nói riêng và sức khoẻ của cả cơ thể nói chung.

Dễ sử dụng và an toàn, phù hợp với nhiều người

4. Xoa bóp

Xoa bóp là cách thức chữa đau xương khớp không dùng thuốc hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Tác động lực từ bàn tay có thể giúp bệnh nhân thư giãn các khớp xương trong cơ thể và mô mềm bao quanh, giảm căng cứng cơ và giảm lực đè nén lên dây thần kinh. Để từ đó ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và làm giảm cảm giác đau nhức hiệu quả.

Bên cạnh đó, phương pháp xoa bóp còn có tác dụng tăng lượng máu về vị trí tổn thương, gây giảm tê bì, cải thiện tốt sức khỏe xương khớp và làm tăng khả năng vận động cho người bệnh. Lưu ý bệnh nhân xoa bóp với lực vừa phải, tăng dần dần lực tác động sau khi làm quen dần. Điều này giúp tránh tình trạng đau đột ngột hoặc có thể đau tăng sau xoa bóp.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên xoa dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược (dầu tràm trà, tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà…) trước khi thực hiện xoa bóp. Duy trì mồi lần từ 10-20 phút, và từ 1 đến 2 lần 1 ngày!

5. Nghỉ ngơi

Nếu bị đau nhức nhiều, chúng ta nên dừng các hoạt động và dành thời gian để nghỉ ngơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc nghỉ ngơi và thư giãn có thể làm cơn đau thuyên giảm đáng kể mà không cần sử dụng thuốc. Hơn thế nữa biện pháp này còn giúp moi người cải thiện tâm trạng, giảm áp lực manh lên khớp xương tổn thương, mạch máu và hệ thống các dây thần kinh liên quan.

Vì thế để được thư giãn và cải thiện hơn cảm giác đau nhức, người bệnh nên nằm trên giường hoặc ngồi tư thế thoải mái, giữ cẩn thận cho khu vực tổn thương không phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Đến khi cơn đau thuyên giảm, chúng ta nên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh việc ngồi lâu hoặc nằm im một chỗ để phòng ngừa tình trạng cứng khớp và tê bì.

 

6. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị đau nhức xương khớp. Bởi vì thành phần dinh dưỡng trong các thực phẩm có khả năng duy trì sức khỏe xương khớp, giảm viêm, giảm đau, ngăn thoái hóa khớp và nâng cao sức khỏe người bệnh một cách tổng thể.

Ngoài ra việc bổ sung tăng cường đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp cho người bệnh duy trì độ dẻo dai cần thiết và sự chắc khỏe cho các cơ, cải thiện tuần hoàn lưu thông máu. Điều này làm tăng khả năng nâng đỡ cột sống  và ổn định chức năng của hệ thống xương khớp. Cùn lúc phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp xương, loãng xương, viêm xương khớp…

Các hướng dẫn xây dựng chể độ ăn lành mạnh:

+ Thực phẩm nên ăn

  • Nguồn thực phẩm giàu vitamin D, C: Cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng, tôm, dầu gan cá tuyết, cam, bông cải xanh, ớt chuông đỏ, cà chua, dâu tây, khoai tây…
  • Nguồn thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, các loại hạt ngũ cốc, phô mai, hạnh nhân, rau xanh, các loại đậu, cá hồi, động vật có vỏ…
  • Nguồn thực phẩm chứa protein: Trứng ,yến mạch, hạnh nhân, ức gà, phô mai, bông cải xanh, sữa…
  • Nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3: trứng cá muối, dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hàu, hạnh nhân…
  • Nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Cà chua quả, bông cải xanh, ớt chuông, dâu tây, táo, cam, yến mạch, quả óc chó, trà, đậu đỏ, hạnh nhân…

+ Thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm rán, chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Các loai thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản
  • Các loai món ăn nhiều muối hoặc nhiều đường
  • Các loai thực phẩm cay nóng
  • Các loai thực phẩm chứa chất béo kém lành mạnh

7. Luyện tập thể dục hàng ngày

Người bệnh được khuyên nên duy trì thói quen vận động và tập thể dục hàng ngày khi bị đau nhức xương khớp. Phương pháp này có lợi ích duy trì khả năng vận động, tăng cường dẻo dai cơ bắp, giảm căng cơ, giảm đau nhức và phòng ngừa cứng khớp hiệu quả.

Hơn thế nữa vận động và tập thể dục hàng ngày còn giúp người bệnh tăng cường độ dẻo dai và tính linh hoạt đối với các khớp xương, ổn định các liên kết giữa các khớp và mô mềm. Song cũng giúp thư giãn, kích thích tuần hoàn máu, giảm sự tê bì, tăng cường hệ miễn dịch và chức năng sức khỏe tổng thể.

Tuy vậy để phòng ngừa đau tăng khi tập thể dục, chúng ta nên lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc bộ môn có cường độ thích hợp. Vì vậy theo các chuyên gia các môn như: yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe, chạy bộ chậm, tập dưỡng sinh là các bộ môn thích hợp dành cho những người bị đau nhức xương khớp mà không dùng thuốc.

Chúng ta nên vận động và tập luyện thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày tùy vào mức độ nghiêm trọng của nguyên nhân. Hãy chú ý sức khoẻ và không nên tập luyện quá sức.

 

8. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, chúng ta có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên như ngải cứu, lá lốt… tác động trực tiếp lên khu vực đau nhức và tổn thương.

+ Sử dụng ngải cứu chữa đau nhức xương khớp

Trong Y học cổ truyền dân gian, ngải cứu có tính ấm nóng, có tác dụng là trừ hàn thấp, chống viêm sưng, giảm sự đau nhức xương khớp do bệnh lý và chấn thương. Ngoài ra loại thảo dược này còn có khả năng tăng tuần hoàn máu, giảm tê bì và đau nhức tay chân ở người lớn tuổi và khí huyết kém lưu thông. Đồng thời thư giãn xương, giảm ăăng cơ và cải thiện khả năng vận động cho ngường bệnh.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc:

  • Rửa sạch 100 gram lá ngải cứu, để khô ráo
  • Rang nóng lá ngải cứu với một ít muối hạt
  • Đựng thành phẩm trong túi vải sạch và thoa lên vị trí bị tổn thương
  • Sau 30 phút rang nóng va chườm lại
  • Thực hiện mỗi ngày 1 đến 2 lần tuỳ vào vùng tổn thương

+ Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt

Lá lốt có mùi thơm nồng, tính nóng ấm, có tác dụng giảm đau nhanh, trừ phong tán hàn, có khả năng kích thích tuần hoàn máu và hơn hết là giảm tê bì tay chân. Bên cạnh đó các hoạt chất có lợi trong loại thảo dược này còn có khả năng chống viêm, sát khuẩn, duy trì các chức năng xương khớp và đặc biệt cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

 Thực hiện như sau:

  • Rửa 200 gram lá lốt và để ráo
  • Tiếp theo cho lá lốt vào cối và giã nhuyễn
  • Làm nóng lá lốt với một ít muối hạt cho đến khi ráo nước
  • Cho nguyên liệu trong túi vải sạch và áp lên vị trí bị tổn thương trong 30 phút
  • Sau đó rang nóng và chườm lại
  • Thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi ngày và làm trong vòng 10 theo dõi vùng tổn thương

+ Uống giấm táo chữa đau nhức xương khớp

Chính nhờ đặc tính kiềm hóa và chống viêm, uống giấm táo có tác dụng giảm sưng, viêm, cứng khớp và giảm đau nhức hiệu quả. Ngoài ra, giấm táo có chức năng loại bỏ lượng chất độc được tích tụ ở các khớp và mô liên kết. Nhờ đó giúp ổn định cấu trúc xương, duy trì chức năng hệ xương khớp, bớt đau khớp do viêm và cải thiện mức độ vận động cho người bệnh.

Hơn nữa trong thành phần của giấm táo có chứa nhiều khoáng chất như photpho, canxi, kali, magie. Các loại khoáng chất này có chức năng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương một cách nhanh chóng, ổn định độ bền và linh hoạt của xương khớp. Từ đây có thể nâng cao sức khoẻ tổng thể.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trộn lẫn 1 muỗng cà phê giấm táo tươi (chưa được lọc) với một thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • Sau đó thêm 200 – 300ml nước ấm, khuấy đều
  • Hãy uống khi còn ấm nóng
  • Có thể uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày trước khi ăn.

 

9. Duy trì tư thế cơ thể khoa học

Duy trì tư thế tĩnh của cơ thể (ngồi lâu, đứng lâu, nằm bất động…) và vận động sai tư thế chính là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp gặp phải. Xương khớp sẽ đau và tê bị sau một thời gian không được hoạt động hoặc hoạt động trong một thời gian dài  trong tư thế không thoải mái. Chúng tôi khuyên bạn nên có những tư thế hoạt động và làm việc một cách khoa học để duy trì sức khoẻ một cách ổn định.

10. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn 

Lưu ý nếu cơn đau có biểu hiện không thuyên giảm hoặc âm ỉ kéo mà kéo dài sau 5 ngày sử dụng các biện pháp giảm đau nêu trên, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc không kê đơn để có thể cải thiện tình trạng. Sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh chống viêm, giảm đau xương khớp và cải thiện khả năng vận động.

  • Thuốc giảm đau ngay tại chỗ: Để cải thiện những cơn đau chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau dạng thuốc như: xịt, kem bôi, gel, miếng dán. Cách dùng như sau: Dán hoặc thoa đều thuốc lên các khu vực đau nhức, rồi sau đó dùng lực từ bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Paracetamol:  thuốc giảm đau không kê đơn được dùng rất phổ biến cho những cơn đau cấp, cơn đau có mức độ từ nhẹ đến vừa. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Sử dụng thuốc có thể giúp cơn đau thuyên giảm rất đáng kể. Liều dùng khuyến cáo: bạn uống 1 viên Paracetamol 500mg/ lần, sau 4 6 giờ thì uống lượt tiếp theo.
  • Ibuprofen: thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm ở mức độ trung bình. Ibuprofen hay được sử dụng với cơn đau nhức âm ỉ kéo dài , không có đáp ứng với Paracetamol. Người bệnh hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ bán thuốc.

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời, nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp thuốc không hiệu quả hoặc đau nhức kéo dài quá 3 ngày sau dùng thuốc, chúng ta nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được, tư vấn, kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân gây đau. Áp dụng các phương pháp chữa trị chuyên sâu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Kết luận:

Mong tất cả những phương pháp mà Gnome mang đến bạn như trên có thể giúp bạn có những biện pháp tốt để có thể chữa đau xương khớp không dùng thuốc. Nếu quan tâm đến sản phẩm bồn ngâm chân của chúng tôi thì hãy click vào link sau đây để biết thêm chi tiết nhé:

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Gnome

Bạn đang xem: Cách chữa đau xương khớp không dùng thuốc ít người biết
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Liên hệ nhanh